Giữa rất nhiều hệ màu như hiện nay, hệ màu RGB có gì nổi trội, đáng chú ý? Hệ màu RGB hoạt động dựa trên nguyên lý gì và được ứng dụng trong lĩnh vực nào để có thể phát huy hết ưu điểm?. Nếu bạn muốn biết thêm về hệ màu RGB là gì và các thông tin liên quan đến nó, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
RGB là gì?
RGB viết tắt từ 3 chữ:
R – Red (Màu Đỏ)
G – Green (Màu xanh lá)
B – Blue (Màu xanh dương)
Vậy hệ màu RGB là gì?
Đây là hệ màu sử dụng 3 màu sắc Đỏ, Xanh lá, Xanh dương làm chuẩn để tạo ra các màu sắc khác. Hệ màu RGB trộn 3 màu này theo tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra hàng triệu màu sắc phong phú mà chúng ta thường thấy trên màn hình các thiết bị điện tử.
Nguyên lý hoạt động của hệ màu RGB
Đặc điểm của hệ màu RGB là phát xạ ánh sáng, còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (Hệ màu cộng). Để tạo ra những màu mới sẽ pha trộn thêm các màu gốc vào.
Ví dụ: Khi trộn 3 màu này tỉ lệ 1:1:1 sẽ ra màu trắng. Nếu trộn tỉ lệ 1:1:0 sẽ ra màu vàng hay tỉ lệ 0:1:1 sẽ ra màu xanh lơ,…
Hệ màu RGB hoạt động bằng cách phát các điểm sáng màu khác nhau để tạo thành hình ảnh, màu sắc trên nền đen như: nền tivi, máy tính, máy ảnh,…
Trong thiết kế và in ấn, hình ảnh dùng hệ màu RGB có chất lượng hiển thị tốt hơn, độ sắc nét cao và chân thực hơn. Sử dụng các hệ màu khác sẽ cho ra kết quả khá chênh lệch về chất lượng.
Ứng dụng của hệ màu RGB
Hệ màu RGB được sử dụng để quan sát hình ảnh, thiết kế ảnh, video hiển thị trên các thiết bị điện tử như: màn hình tivi, máy tính, điện thoại,…
Ngành thiết kế đồ họa chuộng dùng hệ màu này để tăng thẩm mỹ, độ chân thực, sống động cho hình ảnh. Điều này giúp thu hút người xem và tăng tính chuyên nghiệp cho ấn phẩm.
Ưu nhược điểm của hệ màu RGB
Ưu điểm của hệ màu RGB
Màu sắc rất đa dạng, phong phú: Ước tính hệ màu RGB có khoảng hơn 16.7 triệu màu. Dải màu này rộng hơn hẳn so với CMYK chỉ có 16.000 màu. Do đó sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế.
Màu sắc rõ nét, sống động hơn: Người xem sẽ cảm nhận màu sắc rực rỡ, chân thực hơn so với các hệ màu khác. Do đó hệ màu RGB được ưa chuộng sử dụng cho các hình ảnh, video trên thiết bị điện tử.
Tính tương thích: Hầu hết các ứng dụng nổi tiếng đều hỗ trợ hệ màu RGB. Ví dụ: Microsoft Office, Adobe Creative Suite (InDesign, Photoshop…) và các trình chỉnh sửa kỹ thuật số khác.
Nhược điểm của hệ màu RGB
- Hệ màu RGB không hữu dụng trong việc in ấn.
Lý do vì RGB là hệ màu cộng, việc tổng hợp 3 màu RGB chỉ có thể thực hiện được trên vật có khả năng tự phát sáng, như màn hình các thiết bị điện tử. Trong khi việc in ấn trên các bao bì, giấy… là những vật phản xạ ánh sáng, không tự phát sáng được (Cần có ánh sáng chiếu vào mới thấy được). Do vậy trong in ấn cần dùng hệ màu trừ như hệ màu CMYK.
Do đó, khi thiết kế hình ảnh để in ấn người ta sẽ dùng hệ màu CMYK hoặc một hệ màu khác như Pantone thay vì RGB. Để tránh chuyển màu gây sai lệch màu sắc.
- Một nhược điểm khác của RGB là màu sắc không hiển thị đồng nhất trên màn hình các loại thiết bị điện tử khác nhau. Nguyên nhân là do các thiết bị khác nhau thường dùng loại đèn LEDS khác nhau.
Các mã màu RGB phổ biến
Dưới đây là bảng các mã màu RGB phổ biến. Bạn có thể tham khảo bảng màu RGB đầy đủ cho thiết kế vào cuối bài viết!
Bảng so sánh sự khác nhau của RGB với các hệ màu khác
Hiện nay bên cạnh hệ màu RGB và CMYK là phổ biến nhất còn có những hệ màu khác. Trong đó có những loại mới sử dụng gần đây và có nhiều ưu điểm như Lab Color, Pantone.
Hãy xem bảng dưới đây để xem sự khác nhau với hệ màu RGB như thế nào nhé!
Cách chuyển từ hệ màu khác sang hệ màu RGB
Khi thiết kế hình ảnh hay video để đăng lên Mạng Xã Hội, hoặc hiển thị trên màn hình điện tử, nên dùng hệ màu RGB để tăng độ thẩm mỹ, chân thực.
Để chuyển sang hệ màu RGB trên các phần mềm thiết kế thì có thể thực hiện theo các cách:
- Khi sử dụng phần mềm Adobe Photoshop: sau khi mở ảnh chọn Image -> Mode -> chọn sang hệ màu RGB.
- Khi sử dụng phần mềm Adobe Illustrator: vào thanh menu chọn File -> Document Color Mode -> chọn sang hệ màu RGB.
- Nếu muốn chuyển từ RGB sang các hệ màu khác chỉ cần làm tương tự và chọn hệ màu muốn chuyển.
Ngoài ra có thể dùng các cách sau chuyển giữa hệ màu RGB và CMYK:
- Tham khảo bảng màu tương ứng giữa hệ màu RGB và CMYK trên các website hỗ trợ. Bạn có thể vào https://idesign.vn/graphic-design/bang-mau-cmyk-rgb-thong-dng-1908.html để xem bảng màu tương ứng nhé!
- Dùng công thức sau để chuyển giữa 2 hệ màu RGB và CMYK:
Màu đỏ (R) được tính từ màu lục lam (C) và màu đen (K):
R = 255 × (1- C ) × (1- K )
Màu xanh lục (G) được tính từ màu đỏ tươi (M) và màu đen (K):
G = 255 × (1- M ) × (1- K )
Màu xanh lam (B) được tính từ màu vàng (Y) và đen (K):
B = 255 × (1- Y ) × (1- K )
Bảng màu RGB đầy đủ trong thiết kế
Bao bì QT đã cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết về hệ màu RGB là gì trong bài viết này và hy vọng rằng bạn đã tìm được những dữ liệu cần thiết. Mặc dù hệ màu RGB có rất nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có những hạn chế. Tuy nhiên, nếu được ứng dụng đúng cách, thế mạnh của hệ màu RGB sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế. Chúc các bạn thành công!