Các bạn mới bắt đầu thiết kế và có nhu cầu in ấn các sản phẩm của mình hẳn sẽ bị bối rối khi màu thiết kế một đằng, đi in lại ra một nẻo. Bạn lúng túng vì không biết mình làm sai chỗ nào, do phần mềm hay do máy in? Hoặc bạn đang muốn hiểu rõ hơn về hệ màu CMYK là gì trước khi bắt tay thiết kế? Hãy đọc bài dưới đây để có mọi câu trả lời cho mình nhé!
CMYK là gì?
CMYK viết tắt từ 4 chữ:
C – Cyan (Xanh Lơ)
M – Magenta (Hồng Sẫm)
Y – Yellow (Màu vàng)
K – Keyline (Màu đen – Black). Dùng ký tự K để phân biệt với chữ B của Blue.

Vậy hệ màu CMYK là gì?
Đây là hệ màu trừ, được dùng phổ biến trong in ấn.
CMYK là 4 màu cơ bản dùng cho các công cụ in. Tuy nhiên chỉ 3 màu Xanh Lơ, Hồng Sẫm, Vàng (CMY) đã được gọi là 3 màu cơ bản của máy in bởi chỉ cần trộn CMY sẽ ra màu đen (K). Tuy nhiên vì để tiết kiệm mực nên đa số các máy in thời nay sẽ trang bị thêm hộp mực màu đen.
Nguyên lý hoạt động của hệ màu CMYK

Nguyên lý làm việc chính của hệ màu CMYK là gì?
Hệ màu CMYK có khả năng hấp thụ ánh sáng; còn gọi là mô hình màu loại trừ. Màu nhìn thấy được là phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Vì vậy không như hệ màu RGB là thêm độ sáng để có màu sắc khác, hệ màu CMYK loại trừ đi phần ánh sáng màu trắng để tạo ra các màu sắc khác.
Do đó, sản phẩm in với hệ màu CMYK không tự phát sáng mà phản xạ màu sắc từ nguồn sáng khác chiếu tới.
Ứng dụng của hệ màu CMYK
Màu CMYK thường được sử dụng cho các thiết kế phục vụ cho mục đích in ấn các ấn phẩm như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…
Ưu nhược điểm của hệ màu CMYK
Ưu điểm của hệ màu CMYK
- Tăng tính chân của sắc màu hơn hệ RGB. Người dùng có thể thoải mái pha trộn và chọn màu sắc ăn nhập với độ chính xác cao.
- Tiết kiệm mực in vì có thêm hộp mực màu đen thay vì phải trộn 3 màu lại. Đồng thời cũng tăng độ tương phản khi in, giúp hình ảnh sắc nét hơn.
- Dùng nhiều trong in ấn với độ lệch màu ít hơn RGB.
Nhược điểm của hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK có những hạn chế nhất định như:
- Số lượng màu có thể tạo ra bởi CMYK ít hơn so với RGB, dẫn đến màu sắc trên các thiết bị điện tử khi sử dụng hệ màu này thường không sắc nét bằng RGB. Để đảm bảo màu sắc trên CMYK đúng với mong muốn, khi thiết kế bằng Photoshop với hệ màu RGB, bạn nên kiểm tra lại hình ảnh trông như thế nào khi chuyển đổi sang hệ màu CMYK bằng cách chọn View -> Proof Colors hoặc sử dụng phím tắt Command + Y (Mac) / Ctrl + Y (Windows).
- Tuy nhiên, Photoshop ít sử dụng CMYK trong quá trình thiết kế, do đó người thiết kế thường sử dụng hệ màu khác trước khi chuyển đổi sang CMYK. Nếu in ấn bằng hệ màu CMYK, màu sắc sẽ không sống động như khi xem trên thiết kế. Do đó, bạn cần phải chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu, điều chỉnh cho đến khi hài lòng với màu sắc trên hệ màu CMYK trước khi in ấn.

Các mã màu CMYK phổ biến
Dưới đây là bảng các mã màu CMYK phổ biến. Trong bảng này bao gồm sự chuyển đổi mã màu giữa CMYK và RGB.

Bảng so sánh sự khác nhau của hệ màu CMYK và RGB
Hãy xem bảng dưới đây để xem sự khác nhau của hệ màu CMYK với hệ màu RGB như thế nào nhé!

Cách chuyển từ hệ màu khác sang hệ màu CMYK
Để chuyển sang hệ màu CMYK trên các phần mềm thiết kế thì có thể thực hiện theo các cách:
- Khi sử dụng phần mềm Adobe Photoshop: sau khi mở ảnh chọn Image -> Mode -> chọn sang hệ màu CMYK.
- Khi sử dụng phần mềm Adobe Illustrator: vào thanh menu chọn File -> Document Color Mode -> chọn sang hệ màu CMYK.
- Nếu muốn chuyển từ CMYK sang các hệ màu khác chỉ cần làm tương tự và chọn hệ màu muốn chuyển.
Ngoài ra có thể dùng các cách sau chuyển giữa hệ màu RGB và CMYK:
- Tham khảo bảng màu tương ứng giữa hệ màu RGB và CMYK ở mục #5 – Các mã màu CMYK phổ biến.
- Dùng cách tính sau để chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK:
- Đặt (C’, M’, Y’) = ((255 – R), (255 – G), (255 – B)).
- Việc tính giá trị của K là một vấn đề khá phức tạp do bí mật công nghệ in riêng, tuy nhiên có thể tạm chấp nhận rằng:
- K = min {C’/2,55, M’/2,55, Y’/2,55} , như vậy 0<= K <=100.
- Nếu K = 100, thì C = M = Y =0 (trường hợp in màu đen).
- Nếu 0< K < 100: C = (C’/2.55 – K) * 100 /(100 – K), M = (M’/2.55 – K) * 100 /(100 – K), Y = (Y’/2.55 – K) *100 /(100 – K) và K = K.
- Trong đó, C, M, Y, K được làm tròn tới để lấy chỉ số nguyên.
Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu.
Các định dạng tệp phù hợp cho CMYK
Một số định dạng tệp phù hợp cho CMYK như:
- PDF: là lựa chọn lý tưởng để lưu file khi dùng hệ màu CMYK, vì tương thích với hầu hết các phần mềm.
- JPEG: Hỗ trợ chế độ màu RGB, CMYK. Tuy nhiên không hỗ trợ màu nền trong suốt. Nếu in trên các vật liệu không cần nền trong suốt như ly sứ, poster, quần áo,… thì JPEG là một định dạng nên dùng.
- AI: Đây là định dạng hình ảnh mặc định của Adobe Illustrator, chủ yếu để chỉnh sửa hình ảnh vector. Có thể xuất tệp AI ở các định dạng có thể in như PDF, TIFF, JPEG.
- EPS: File hình ảnh sử dụng phần mềm Adobe Illustrator, được thiết kế để in độ phân giải cao.
- TIFF: Định dạng chip VGA bitmap dùng in ấn với độ phân giải cao.
- JPG: Một trong những định dạng phổ biến nhất trên Web. Khi xuất JPEG bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh, nén lại để giảm kích thước tệp.
Lưu ý: Nên tham khảo trước nơi in ấn để chắc rằng họ có phần mềm mở tệp định dạng của bạn nhé!
Thực tế là không có một hệ màu nào hoàn hảo và không có khuyết điểm. Biết cách tận dụng điểm mạnh của mỗi hệ màu cho từng mục đích nhất định. Chúng ta sẽ có những thành phẩm xứng đáng.
Khi hiểu hệ màu CMYK là gì? chắc chắn bạn sẽ biết cách tận dụng CMYK làm trợ thủ đắc lực hỗ trợ trong vấn đề in ấn. Nắm vững được các kỹ thuật thiết kế, cách chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu, bạn sẽ thuận tiện cho công việc của mình hơn rất nhiều.
Chúc các bạn thành công!