In offset sở hữu nhiều ưu điểm nên được sử dụng phổ biến trong nhu cầu in ấn hiện nay. Vậy in offset là gì? Bài viết này Xưởng in bao bì QT sẽ giúp bạn tìm hiểu về kiến thức in ấn hiện đại này.
In offset là gì?
Kỹ thuật in offset sử dụng lực ép của các tấm offset (cao su chuyên dụng) để thực hiện in lên giấy. Những tấm offset sẽ được ép lên các hình ảnh đã dính mực trước đó, đồng thời đảm bảo giấy không bị dính nước theo mực in, đảm bảo thành phẩm chất lượng cao.
Hiện nay in offset là một trong những cách in ấn thương mại được dùng phổ biến nhất. Kỹ thuật in này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tạo ra thành phẩm có chất lượng hình ảnh nét, màu sắc đẹp, không bị lem mờ.
- Có thể in ấn dễ dàng trên nhiều chất liệu có bề mặt phẳng và sần sùi khác nhau.
- Giúp thuận tiện trong việc chế tạo các bản in.
- Tuổi thọ của bản in rất tốt.
In offset dạng tờ
Công nghệ in offset dạng tờ là cách in ấn trên chất liệu được phân chia thành nhiều tấm nhỏ. Các tấm chất liệu này sẽ đi qua trục màu của máy in sau đó cho ra thành phẩm từng chồng bản in. Máy in offset dạng tờ có tốc độ in khoảng 5.000 – 20.000 tờ/giờ theo nhiều khổ in khác nhau.
In offset dạng cuộn
In offset dạng cuộn sẽ sử dụng các cuộn giấy rộng nạp tự động vào máy in. Sau đó cuộn giấy sẽ chạy từ trạm mực này sang trạm mực khác liên tục theo hệ thống. Màu mực cũng được chia phù hợp theo từng trang trên cuộn. Thành phẩm sau khi in ấn xong cũng sẽ tự cuộn tròn lại.
Kỹ thuật in offset thường được dùng để in từ 10.000 bản sao trở lên. Vậy nên cách in ấn này phù hợp cho các tài liệu như tạp chí, sách, danh mục, decal, tem nhãn,…
Tìm hiểu về máy in offset
Máy in offset có cấu tạo gồm 3 phần chính: Hệ thống in, hệ thống cấp nguyên liệu, hệ thống làm ẩm.
- Cấu tạo hệ thống in offset gồm: Ống bản, ống cao su, ống ép
- Hệ thống làm ẩm: Là hệ thống gồm các lô làm ẩm sử dụng dung dịch làm ẩm chứa chất phụ gia như gôm arabic, axit, cồn isopropyl,…
- Cấu tạo hệ thống cấp nguyên liệu gồm: Bộ phận nạp giấy, các bộ phận trung chuyển giấy qua máy in và bộ phận ra giấy thành phẩm.
- Hệ thống cấp mực: Là hệ thống các lô thực hiện chà mực cho bản in
Dựa theo màu in chúng ta có thể phân chia thành nhiều loại máy in offset khác nhau như:
Máy in offset 1-2 màu
Máy in offset 1 – 2 màu là dòng máy in có 1 – 2 trục tiếp mực. Có thể nói dễ hiểu hơn thì loại máy in này chỉ in được tối đa từ 1 – 2 màu cùng lúc. Khả năng pha trộn màu sắc của máy in offset loại này kém hơn nên giá thành cũng rẻ hơn.
In offset 1 – 2 màu thường được dùng để in những sản phẩm ít màu như: sách, báo đen trắng, tờ rơi,…
Máy in offset 4 màu
Loại máy in offset 4 màu có thể in được nhiều màu cùng lúc vì có 4 trục tiếp mực. Khi sử dụng chúng ta có thể phối nhiều kiểu màu sắc khác nhau, giúp quá trình in ấn dễ dàng hơn. Vậy nên in offset 4 màu được dùng phổ biến để in sách, tạp chí, bao bì sản phẩm,… Tuy nhiên, giá thành của phương pháp in ấn này khá cao.
Máy in offset 5-6 màu
In offset 5-6 màu là loại máy có 4 trục tiếp mực và thêm 1-2 hộp pha màu. Vậy nên loại máy in này có thể trộn phối nhiều màu với nhau để tạo ra những màu sắc mới lạ như màu đồng, màu nhũ,…
Mực in offset
Mực in offset thường có cấu tạo gồm các hạt pigment trộn với các chất dẫn liên kết. Chất liệu hạt pigment sẽ giúp tạo ra màu mực phù hợp, đồng thời quyết định mực đục hay trong suốt.
Đặc điểm của mực in offset là không tạo ra hiện tượng nhũ tương. Người ta có thể sử dụng nhiều công thức khác nhau để tạo ra mực in phù hợp với từng loại vật liệu. Hiện nay có nhiều loại mực in như: Mực in hệ dầu, mực in trên nhiều loại giấy, mực in offset tờ rời, lịch, bìa tập, bìa sách, tập san,…
Bản kẽm in offset
Bản kẽm in offset thường là một tấm kẽm hoặc tấm nhôm được phủ lớp thuốc nhạy sáng. Người ta gọi bản kẽm với cái tên khác là khuôn in. Bởi vì, trong quá trình in ấn bản kẽm sẽ được chụp xong rồi đặt lên phần tử in và phần tử không in. Tiếp sau đó mới đến công đoạn in ấn.
Hiện nay có một số loại bản kẽm phổ biến trong in offset gồm: Bản kẽm ướt, bản kẽm khô. Bản kẽm cũng có nhiều loại kích thước khác nhau phù hợp với các loại khổ máy in offset. Trong đó những bản kẽm nhỏ sẽ có giá thành rẻ hơn so với bản kẽm lớn.
Giấy in offset
Trong in offset có thể sử dụng nhiều loại giấy khác nhau với định lượng khoảng từ 80 – 300g tùy theo mục đích sử dụng. Cụ thể một số loại giấy in offset phổ biến như;
- Giấy Couche: Có bề mặt bóng, mịn, hơi sần, bám mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để in tờ rơi, poster, catalogue,…
- Giấy Ford: Có bề mặt nhám, bám mực tốt. Giấy Ford phù hợp để in hóa đơn, bao bì thư, letterhead,
- Chất liệu giấy Bristol: Thường được dùng để in hộp sản phẩm mỹ phẩm, poster, tờ rơi,…
- Giấy Ivory: Có một mặt láng, một mặt sần, thường dùng làm túi xách, vỏ hộp, bao bì, folder,…
- Giấy Duplex: Có một mặt trắng, mặt còn lại màu đen được cấu tạo phức hợp từ 2 loại giấy ép lại với nhau. Loại giấy này thường dùng để làm hộp sản phẩm, túi xách giấy,…
- Chất liệu giấy Crystal: Loại giấy này có một mặt nhám, mặt còn lại láng bóng. Giấy Crystal thường được dùng để làm trung gian với giấy Bristol và Couche.
- Giấy Metalidze: Được làm từ chất liệu nhôm mỏng, chống ẩm, chống thấm tốt. Độ thẩm mỹ của loại giấy này cao nên thường được dùng làm bao bì, tem nhãn sản phẩm.
- Giấy Mỹ thuật: Loại giấy này có bề mặt nhẵn bóng, đàn hồi tốt, màu sắc đa dạng, bền màu. Chất liệu giấy mỹ thuật thường được dùng để làm thiệp cưới, name card, catalogue,…
- Chất liệu giấy thấm dầu: Có khả năng thấm hút cao thường được dùng để làm bao bì đựng thực phẩm.
- Giấy Conqueror: Đây là loại giấy có độ mỏng vô cùng đa dạng, thường được ứng dụng để làm lịch, sổ tay, card visit,…
Quy trình thực hiện công nghệ in offset
Kỹ thuật in offset được thực hiện qua quy trình gồm các bước cơ bản như sau:
- Đầu tiên là thực hiện lắp khuôn in lên bộ phận lắp bản của máy in
- Tiếp theo sử dụng thiết bị chuyên dụng để đưa mực in vào máng chứa. Sau đó dàn đều mực trên hệ thống lô truyền mực.
- Kế đến cho vật liệu in vào nơi chứa của máy in, rồi thực hiện căn chỉnh giấy.
- Thực hiện khởi động máy in, lúc này mực sẽ truyền từ bền mặt cao su sang bề mặt của chất liệu in.
- Cuối cùng nhận sản phẩm từ hệ thống đầu ra của máy in. Tiếp sau đó là gia công bản in để có được thành phẩm theo yêu cầu đã đặt trước.
Ứng dụng của công nghệ in offset trong sản xuất bao bì
Công nghệ in offset được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bao bì vì có thể dễ dàng in ấn trên nhiều chất liệu khác nhau. Các ứng dụng chủ yếu của kỹ thuật in offset như:
- Bao bì sản phẩm: in túi giấy, in hộp giấy, decal, tem nhãn,…
- Ấn phẩm văn phòng: Bì thư, kẹp file, name card, thẻ treo,…
- Ấn phẩm truyền thông, quảng cáo: Tờ rơi, catalogue, tờ gấp, thư mời, báo, tạp chí, sách,…
- Vật phẩm tết: Bao lì xì, lịch, thiệp,….
Qua những thông tin chia sẻ phía trên chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về công nghệ in offset. Nếu bạn có nhu cầu in ấn offset chất lượng thì hãy liên hệ với Xưởng in bao bì QT – Chúng tôi là đơn vị in ấn chuyên nghiệp, đảm bảo đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.