Có bao giờ bạn nhìn thấy những cuốn tập có kí hiệu giấy 120gsm bên ngoài nhưng mà thắc mắc không biết giấy 120gsm là gì hay chưa? Trên những cuốn sách, cuốn vở hoặc bên ngoài bìa các cuốn sổ có ghi chú các con số đi kèm phía sau là chữ gsm.
Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người không biết ý nghĩa của những con số này biểu thị điều gì. Nếu các bạn vẫn chưa có câu trả lời thì chúng ta cùng nhau giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về ký hiệu gsm
Gsm là viết tắt của cụm từ “Grams per square Meter” có nghĩa là trên mỗi mét vuông giấy. Nói cách khác gsm được hiểu là một đơn vị định lượng giấy. Người ta tính gsm dựa trên thương số giữa khối lượng của một tấm giấy chia cho diện tích.
Trong sản xuất và phân chia loại giấy theo độ dày, gsm được dùng để làm mức định lượng. Số gsm của tờ giấy nào càng cao thì trọng lượng của nó sẽ càng nặng. Điều đó đồng nghĩa với độ dày một tờ giấy sẽ nhiều hơn theo độ lớn gsm của nó.
Các định lượng giấy khác nhau, số gsm khác nhau cũng sẽ tương ứng với độ dày khác nhau. Bởi vì mỗi loại giấy sẽ được ứng dụng trong những trường hợp và mục đích riêng nên khi sản xuất người ta sẽ sắp xếp và phân loại chúng theo định lượng gsm để phục vụ cho việc mua bán và sử dụng.
Giấy 120gms là gì?
Giấy 120gms được xem là loại giấy cao cấp nặng 120gram trên mỗi mét vuông giấy. Đây là loại giấy tốt nhất để in tờ rơi, làm poster quảng cáo, giấy thông báo, tờ gấp,… Bởi vì loại giấy có định lượng 120gms thuộc dạng mỏng nhưng có độ cứng hơn một chút so với giấy tiêu chuẩn.
Khi sử dụng giấy 120gms để tăng độ cứng và đẹp hơn người ta sẽ chọn hình thức gia công cán thêm một lớp màng.
Phân biệt các loại giấy thông dụng hiện nay trên thị trường
Một điểm lưu ý là không phải giấy có định lượng gsm bằng nhau thì có độ dày bằng nhau. Khối lượng của mỗi loại giấy còn phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng để làm ra chúng. Một số loại giấy được làm từ chất liệu khác nhau, khi xét trên cùng một diện tích, cùng cân nặng nhưng độ dày mỏng của chúng khác nhau. Nên muốn sử dụng đúng loại giấy cho đúng mục đích bạn phải biết phân biệt các loại giấy.
Theo tiêu chí bảo vệ môi trường, ngày nay giấy là một dạng nguyên liệu và vật dụng phổ biến. Người ta sử dụng giấy cho nhiều mục đích, ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Một số loại giấy thông dụng trên thị trường mà bạn có thể tìm thấy ví dụ các loại sau.
Giấy Couche
Thường được những người trong ngành gọi với cái tên khác là C100 hoặc là C150. Với ý nghĩa đây là giấy Couche có định lượng 100gsm hoặc 150gsm. Các mẫu giấy Couche có định lượng dao động từ 90 đến 300gsm được xem là tương đối dày.
Đặc điểm của giấy chúng là có bề mặt bóng, láng mịn, sờ rất trơn mượt và khá bắt sáng. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là không bám mực nên thường chỉ được dùng để in ấn. Người ta thường sử dụng loại giấy này để in catalogue, các mẫu tờ rơi, brochure hoặc là banner.
Giấy Ford
Giấy Ford là loại giấy, được sử dụng nhiều nhất trong các loại giấy hiện có trên thị trường. Các loại giấy các bạn thường dùng hằng ngày hoặc dùng để in ấn, photo,… đều là giấy Ford.
Định lượng giấy thông thường là 70-300 gsm và trung bình cách nhau mỗi 10gsm mỗi loại giấy. Bề mặt giấy Ford có độ nhám tương đối, bám mực rất tốt, được dùng để sản xuất bao thư. Ngoài ra còn có thể sử dụng để làm giấy note, tập vở học sinh và nhiều sản phẩm khác.
Vì độ thông dụng của giấy note người ta tập trung sản xuất, phân phối loại giấy này rất nhiều. Do đó các bạn có thể tìm thấy giấy Ford ở bất cứ đâu, từ các shop offline đến online đều có. Cửa hàng văn phòng phẩm, tiệm photocopy hay các sàn thương mại điện tử đề là những nơi mà bạn có thể tìm mua loại giấy này.
Giấy Bristol
Đây là loại giấy thuộc dòng khá cao cấp, chất lượng vượt hơn Couche đôi ba phần.
- Tính chất của loại giấy Bristol khá dày và xốp nhìn bằng mắt thường cảm thấy hơi sáng bóng.
- Khi dùng tay sờ trên bề mặt giấy cảm nhận được độ mịn và tương đối trơn nhẵn.
- Độ dày của giấy Bristol nằm ở mức từ 230-350gsm, tương đối cứng cáp và giữ form tốt.
- Giấy có khả năng bám mực ở mức ổn, sử dụng bút chuyên dụng có thể viết lên mặt giấy.
Nhờ những ưu điểm trên giấy Bristol thường được dùng để in offset, hộp đựng sản phẩm nói chung. Ngoài ra còn có thể được sử dụng để làm bìa sơ mi, brochure, các thiệp card, tờ rơi, poster,… Đồng thời phù hợp cho việc sản xuất các loại hộp giấy đựng dược phẩm, mỹ phẩm, thiệp mời cưới,…
Tính chất các loại giấy dựa trên thông số gsm
Như chúng ta đã biết, số gsm khác nhau thì độ dày của các loại giấy cũng sẽ khác nhau. Thế nên việc xác định các con số này có ý nghĩa rất quan trọng để sử dụng và sản xuất. Nhờ đó tránh được các tình huống hao phí giấy và tiền bạc do mua không đúng loại giấy.
- Từ 35gsm đến 85gsm. Đây là loại giấy mỏng nhất trong các định lượng giấy. Chúng chủ yếu được sử dụng để in báo, làm tập vở,…
- Từ 90gsm đến 100gsm. Loại giấy này chủ yếu được sử dụng để in các ấn phẩm dùng trong văn phòng, in catalog, in tiêu đề,…
- Độ dày giấy 120-150gsm. Đây là loại giấy thường thấy ở các loại poster quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp,… Để giấy có độ bền cao hơn và cứng cáp hơn người ta thường cán thêm một lớp màng ngoài mặt giấy.
- Từ 210gsm đến 300gsm. Các sản phẩm giấy này đặc tính có độ cứng cao nên hay được sử dụng để làm bìa sách, bìa vở, vỏ hộp đựng sản phẩm,…
- Từ 350gsm đến 400gsm. Những loại giấy này thường được dùng làm card visit, các loại thiệp mời cao cấp. Hoặc để làm ra những sản phẩm từ giấy có hạn sử dụng lâu dài.
Tổng kết
Ngày nay để biết chính xác định lượng gsm của một sản phẩm từ giấy là bao nhiêu thì người ta cần dụng cụ chuyên dụng mới có thể đo đạc được chính xác. Nhưng một người không chuyên về mặt in ấn hay không có đủ dụng cụ để xác định thì khi muốn biết số gsm của giấy là bao nhiêu chỉ có thể dựa vào thông số nhà sản xuất đưa ra.
Qua bài viết trên Xưởng in bao bì QT đã cung cấp thông tin về gsm và tính chất của các loại giấy để các bạn trả lời cho câu hỏi giấy 120gsm là gì. Mong rằng chúng sẽ có ích cho các bạn trong việc tìm ra loại giấy phù hợp.